Tự luyến là gì? Dấu hiệu, đặc điểm của người bị tự luyến

Tự luyến là gì
Tự luyến được xem là một căn bệnh liên quan đến tâm lý, thế nhưng theo các chuyên gia thì căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng không kém gì bệnh lý về thể chất. Đôi khi căn bệnh này còn đưa đẩy con người hướng đến những điều sai lệch so với thực tế. Vậy tự luyến là gì, đặc điểm của căn bệnh này như thế nào? Cùng coalitionavenir.org tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

I. Tự luyến là gì?

Tự luyến
Tự luyến là những người luôn cho mình là tài giỏi nhất
Tự luyến hay còn gọi là chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, đây là một căn bệnh về tâm lý. Những người mắc bệnh này luôn cho rằng bản thân mình là vượt trội, giỏi giang hơn người khác, luôn bị ám ảnh về tài năng của bản thân. Họ luôn thổi phồng tầm quan trọng của bản mình với người xung quanh.
Bên cạnh đó, những người tự luyến còn là người hay đặt áp lực lên bản thân, luôn bắt người khác phải theo ý kiến mình. Người tự luyến được ví như một quả khinh khí cầu, cần đốt cháy để bay thật cao, thật xa. Một khi không nhận được sự ủng hộ từ người khác, họ lập tức nóng giận và buông những lời khó nghe, dễ làm mất lòng người xung quanh.

II. Nguyên nhân dẫn đến việc tự luyến

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác minh nguyên nhân của bệnh tự luyến là gì. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu và giả thuyết đưa ra thì có hai hướng dẫn đến bệnh tự luyến:
  • Có thể dựa vào gen di truyền cũng góp phần hình thành tính tự luyến của con người.
  • Xuất phát từ tâm sinh lý được nuông chiều, khen ngợi từ khi còn nhỏ quá nhiều hoặc bị bỏ bê, ngược đãi.
  • Cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường sống, văn hóa bên ngoài tác động đến tâm lý của con người.
  • Ngoài ra, tác động làm chứng tự luyến tăng cao hơn là gia đình đánh giá cao con mình, luôn dành lời khen ngợi cho con nhỏ.

III. Đặc điểm của người tự luyến

Đặc trưng của người tự luyến là luôn cho bản thân mình là nhất, xem bản thân mình tài giỏi và luôn thích nổi bật trước đám đông. Dưới đây là một số đặc điểm của người tự luyến là gì, như thế nào.

1. Luôn xem trọng cái đẹp

Tự luyến
Người tự luyến luôn đề cao vấn đề ngoại hình
Đối với người tự luyến, cái đẹp bên ngoài luôn là tiêu chí sống quan trọng. Họ luôn chăm chú đến ngoại hình, trang phục chỉnh tề và đầu tóc gọn gàng. Đặc biệt, tác phong của những người tự luyến rất thanh lịch, phong nhã và để lại ấn tượng đặc biệt trong mắt người khác.
Với người tự luyến, vẻ đẹp bề ngoài sẽ giúp họ tự tin trong giao tiếp và thành công hơn trong mọi việc. Tuy nhiên, theo thời gian, hình tượng này sẽ khác hẳn so với hình tượng ban đầu.

2. Chỉ muốn nói về bản thân mình

Trong các cuộc trò chuyện, dù mọi người đang nói về vấn đề gì dù bản thân không biết. Người tự luyến luôn tìm cách ngắt lời và chuyển nội dung câu chuyện về bản thân mình. Bởi họ luôn cho rằng câu chuyện về bản thân họ đáng được quan tâm hơn.

3. Luôn cho mình là tài giỏi nhất

Những người tự luyến rất thích được mọi người khen ngợi, công nhận họ tài giỏi hơn người khác. Họ luôn sùng bái bản thân là giỏi giang, tự đánh giá cao về thực lực và cho rằng những quan điểm của mình đều đúng. Họ sẽ thấy khó chịu nếu người khác phủ nhận tài năng của mình.
Người tự luyến thường không chịu tiếp thu ý kiến đánh giá, sự góp ý hay lời phê bình của người khác. Họ sẽ tự nhìn nhận bản thân mình thông thái hơn những ý kiến đó nên sẽ rất khó để thực hiện được các công việc có tính tập thể.

4. Không quan tâm đến nhu cầu của người khác

Tự luyến
Họ thích là tâm điểm của mọi cuộc trò chuyện
Người bị bệnh tự luyến sẽ chỉ quan tâm đến bản thân và không nghĩ đến mọi người xung quanh. Lúc gặp khó khăn thì họ sẽ đòi hỏi sự giúp đỡ nhưng ngược lại khi người khác gặp khó khăn thì người tự kỷ sẽ phớt lờ nếu như có ai đó nhờ vả.

5. Thích khoe khoang

Dù bản thân người tự luyến không quá tài giỏi, không nổi bật nhưng họ luôn thích khoe khoang, phóng đại sự thật. Mọi thứ trong tay người tự luyến chỉ có 1 nhưng họ sẽ phóng đại thành 5 hoặc 10. Luôn nói sai sự thật nhằm nâng cao giá trị bản thân để gây sự chú ý, ngưỡng mộ từ người khác.

IV. Nên đối xử với người tự luyến như thế nào?

Nên đối xử với người mắc bệnh tự luyến một cách khéo léo. Điều này sẽ vừa duy trì được mối quan hệ tốt nhưng cũng không khiến bạn cảm thấy khó xử bởi tính cách của họ. Ví dụ như:
  • Hưởng ứng những người tự luyến một cách chừng mực. Bạn có thể nói vài câu động viên với đối phương thay vì việc khen họ quá nhiều.
  • Hạn chế xa và những cuộc tranh luận với người bị tự luyến.
  • Không nên cười đùa với người tự luyến chỉ vì họ thổi phồng bản thân quá nhiều.
  • Không nên hùa theo người khác buông lời xúc phạm người tự luyến.

V. Cách điều trị bệnh tự luyến

Tự luyến
Bạn không nên nói những lời xúc phạm với người tự luyến
Trong xã hội, người bị tự luyến không cao và cũng không quá nghiệm trọng. Đa số những người mắc căn bệnh này thường là trường hợp nhẹ hoặc ở mức độ không quá đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết cách chữa trị bệnh tự luyến là gì, bởi đây là chứng bệnh liên quan đến tâm lý.
Hầu hết người mắc bệnh tự luyến đều không cho rằng bản thân nhiễm bệnh. Nên sẽ không tìm đến sự tư vấn, chữa trị từ các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.
Vì thế, phương pháp chữa bệnh tự luyến phổ biến nhất là dựa vào cách nói chuyện. Theo đó, các chuyên gia tâm lý sẽ đi sâu vào tiềm thức của người mắc tự luyến để tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn họ có suy nghĩ tích cực và cởi mở hơn.
Liệu pháp tâm lý chính là phương thức tốt nhất để phối hợp cùng với người thân, gia đình của người bệnh để trò chuyện, tạo mối quan hệ tin tưởng. Thêm vào đó, người bệnh còn có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh, tốt cho sức khỏe như ngồi thiền, tập yoga, hạn chế dùng mạng xã hội…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc tự luyến là gì và những đặc điểm của người bị tự luyến. Hy vọng qua thông tin này có thể giúp bạn nhận biết được tính cách của những người bị tự luyến.