Mỗi khi nhắc đến Xyanua, nhiều người chắc chắn sẽ thấy rùng mình vì mức độ nguy hiểm và độc hại của thứ chất độc nay. Thế nhưng, Xyanua vẫn được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, nhựa, dệt may và còn được dùng để diệt sâu bọ. Vậy Xyanua là gì, mức độ nguy hiểm của nó như thế nào? Cùng coalitionavenir.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu Xyanua là gì?
Theo như công bố của CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) thì Xyanua là một hóa chất hoạt động rất mạnh và có thể gây chết người dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau. Chúng có thể ở dạng khí không màu hoặc dạng tinh thể.
Về mùi vị, Xyanua có mùi giống như hạnh nhân đắng, nhưng đôi khi chúng không có mùi vì thế rất khó để phân việt Xyanua với những hóa chất khác. Loại hóa chất này được giải phóng từ tự nhiên trong một số loại thực phẩm như hạnh nhân, sắn, đậu lima… Bên cạnh đó Xyanua còn có trong một số loại trái cây như táo, đào, mơ… Không chỉ vậy, Xyanua còn có trong khói thuốc lá. Trong lĩnh vực sản xuất, Xyanua còn được dùng để sản xuất nhựa, giấy, dệt may và dùng để diệt sâu bọ.
II. Xyanua phát tác như thế nào?
Mức độ ngộ độc mà Xyanua gây ra sẽ phụ thuộc vào lượng Xyanua tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và lộ trình tiếp xúc. Theo CDC Hoa Kỳ, hít phải khí Xyanua là gây hại nhất, nhưng nuốt phải Xyanua cũng có thể gây độc nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi đi vào cơ thể, những phát tác của Xyanua là gì?
- Loại hóa chất này khi tiếp xúc sẽ nhanh chóng hấp thu vào cơ thể và gây ức chế hệ thần kinh, hệ hô hấp vì thế mà Xyanua luôn là mối đe dọa đến tính mạng của con người dù chỉ tiếp xúc một lượng nhỏ. Khi vào cơ thể, chúng sẽ ngăn các thế bào sử dụng oxy, từ đó mà các tế bào sẽ chết dần, gây hại đến tim và não.
- Khí Xyanua nguy hiểm nhất là ở không gian kín, nơi khí sẽ bị giữ lại và Xyanua có thể phân tán nhanh chóng trong không gian mở, ít gây hại ở môi trường ngoài trời.
Những nguồn Xyanua có thể gây độc cho con người, đó là:
- Nguồn Xyanua đến từ các cyanogenic glycosides thực vật: Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất trong y khoa, đó là khi nạn nhân ăn phải củ sắn, hạnh nhân đắng, măng tươi, mơ, hạt quả đào… Các cyanogenic glycosides trong các loại thực ăn này không độc thế nhưng khi vào cơ thể có thể gây độc với con người
- Nguồn Xyanua trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như hydrocyanua, muối của Xyanua… được dùng để đánh bóng vàng, bạc, sản xuất chất màu, thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu.
- Ngoài ra, con người cũng có thể nhiễm Xyanua từ khói của các đám cháy.
Có thể thấy, với thắc mắc Xyanua là gì thì đây là một loại chất động rất đáng sợ. Ngay từ xưa, chúng đã được dùng làm thuốc độc, đáng sợ nhất là thời kỳ chế độ Nazi tại đức đã sử dụng một loại hợp chất của Xyanua để xử lý tập thể người trong không gian kín, trong suốt thời kỳ Holocaust – đây là thời kỳ mà người Đức thảm sát những người Do Thái một cách dã man, tàn bạo.
III. Dấu hiệu khi nhiễm Xyanua
- Thực tế, để có thể phát hiện một người ngộ độc Xyanua thường rất khó bởi vì triệu chứng của nó cũng giống với những căn bệnh thông thường khác. Người bị ngộ độc Xyanua thường phải trải qua 3 giai đoạn, đó là: Trước tiên là nạn nhân sẽ kích động và lú lẫn. Sau đó, sẽ cảm thấy khó thở, co giật và giảm huyết áp. Cuối cùng là rơi vào trạng thái hôn mê sâu, mất phản xạ và có thể tử vọng.
- Dù tiếp xúc chỉ với 1 lượng nhỏ Xyanua nhưng cũng có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, thở gấp, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh, bồn chồn…
- Nếu không may tiếp xúc với lượng lớn thì dấu hiệu nhiễm Xyanua là gì, đó là: huyết áp giảm, co giật, mất ý thức, nhịp tim đập chậm, suy hô hấp và nguy cơ tử cong cao. Nếu nạn nhân may mắn sống sót sau khi nhiễm Xyanua thì vẫn gặp các tổn thương về não, tim cũng như hệ thần kinh.
- Do đó, khi phát hiện người bị nhiễm Xyanua, chúng ta cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Bởi nếu không được cấp cứu nhanh trong vòng 2 giờ thì dẫn đến nguy cơ tử vong rất lớn. Đồng thời, bạn cũng nên sơ chế cẩn thận các loại thực phẩm được cảnh báo là có chưa Xyanua
IV. Cách sơ cứu khi nhiễm Xyanua thế nào?
- Theo khuyến cáo của WHO, nạn nhân khi bị nhiễm Xyanua cần được sơ cứu bằng cách cho khí oxy ngay lập tức. Trong các phân xưởng sản xuất có sử dụng khi Natri Xyanua, Kali Xyanua thường phải trang bị sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc các chất như amyl nitrit, natri nitrit, natri thiosunfat, xanh methylen.
- Các hợp chất của Xyanua rất nguy hiểm, do đó khi nhiễm một lượng vừa đủ có thể khiến não và tim bị tổn thương và dẫn đến tử vong. Đường glucozơ sẽ có khả năng làm chậm quá trình gây độc của Xyanua, cũng như giúp bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra các liên kết hóa học với Natri Xyanua. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhiễm Xyanua đều dùng đường glucozơ để giải độc.
- Theo đó, khi bị ngộ độc Xyanua, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế. Khi cấp cứu, nên để nạn nhân nằm nghiêng khi có tình trạng co giật. Không để nạn nhân va đập, ngã cũng như nên dùng những vật mềm như khăn, áo để chèn miệng nạn nhân thay cho vật cứng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn Xyanua là gì, cũng như mức độ nguy hiểm của loại hóa chất này. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể sự cảnh giác với loại chất độc nguy hiểm đến tính mạng này. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.